Nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc rất nhiều với nguồn nước, thường xuyên ẩm thấp nên rất dễ bị hư hại, nếu không được xử lý chống thấm kĩ sẽ dẫn đến tính trạng nước thấm xuống sàn ảnh hưởng đến mặt trần tầng dưới, nước ngấm vào chân tường ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà thẩm mĩ của ngôi nhà.
Để giải quyết vấn đề chống thấm cho nhà vệ sinh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
-
Cách nhận biết nhà vệ sinh bị ngấm
- Các bức tường xung quanh nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ giá nhà vệ sinh nấm mốc, loang lổ.
- Trần các tầng dưới phía trên là nhà vệ sinh bị thấm, loang lổ, xung quanh vị trí dầm.
- Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, mạch gạch bị bong hở nước dễ dàng ngấm qua.
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.
- Tại vị trí một số thiệt bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..
-
Nguyên nhân làm cho nhà vệ sinh bị thấm nước
- Các mạch gạch trong nhà vệ sinh bị bong hở khiến nước thấm qua mạch gạch và thấm xuống sàn.
- Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, lâu ngày sử dụng không kiểm tra thay thế.
- Khu vực cổ ống thoát nước chưa được thi công đúng kỹ thuật.
-
Các vật liệu chống thấm dung cho nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay
- Màng chống thấm gốc bitum: Bitumax, Conmik Bitumik, CKA Bitutech …
- Vật liệu chống thấm gốc xi măng hai thành phần: Sika Topseal 107, Maxbond 1211, Quicseal 104, HK seal 109, Conmik Seal 100, Munich G20, Fosmix Flex 250,…
- Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane: Sikalastic 110, Neoproof PU 360, Conmik PU…
a. Ưu điểm và nhược điểm của màng chống thấm gốc bitum
- Ưu điểm:
– Có độ dày lên tới 3mm, 4mm.
-Bám dính tốt với bề mặt bê tông
-Độ kháng xé rách cao
-Độ giãn dài cao
-Chịu mài mòn, va đập cao.
- Nhược điểm:
-Khó thi công, yêu cầu kỹ thuật tay nghề của thợ phải cao.
-Lớp màng có nhiều mối nối, nếu không xử lý kỹ nhưng vị trí mối nối, mép nối giữa các tấm màng thì rất dễ bị thấm.
-Do diện tích trong nhà vệ sinh nhỏ nên việc thi công màng khó, không thuận lợi.
-Chi phí thi công cao.
b. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu gốc xi măng hai thành phần
- Ưu điểm:
–Bám dính tốt với bề mặt sàn.
-Thi công được cho cả bề mặt ẩm ướt (không đọng nước)
-Chi phí thi công rẻ
-An toàn với người thi công
-Khi khô tạo thành một lớp màng không mối nối bám dính trên mặt nền.
- Nhược điểm:
-Độ giãn dài thấp
-Bề mặt sau khi thi công xong phải bảo dưỡng liên tục tránh để vật liệu bị khô quá.
c. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu gốc Polyurethane
- Ưu điểm:
-Độ giãn dài cào
-Bám dính tốt
-Khi khô tạo thành một lớp màng không mối nối bám dính chặt trên bề mặt.
-Thi công đơn giản dễ dàng.
- Nhược điểm:
-Trước khi thi công bề mặt cần khô hoàn toàn.
-Chi phí vật liệu cao.
Bài viết tham khảo đến bạn những vật liệu chống thấm tốt nhất cho nhà vệ sinh hiện nay. Để được tư vấn kĩ hơn vui long liên hệ với SIKA MINH PHÁT qua hotline và zalo 0934.367.959/ 0937.252.505. Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh vật liệu chống thấm, SIKA MINH PHÁT tự tin là đơn vị cung cấp các sản phẩm chống thấm chất lượng và uy tín trên thị trường hiện nay.