Do đặc tính sản phẩm, thi công màng khò chống thấm đòi hỏi kỹ thuật cao, thợ có tay nghề. Chính vì thế quy trình thi công luôn là điều các chủ đầu tư quan tâm. Siêu thị chống thấm gửi tới bạn đọc bài viết quy trình dán màng khò nóng dưới đây để giúp khách hàng nắm được các bước dán màng.
Giới thiệu màng khò chống thấm
Trước khi đi vào các bước thi công màng khò chống thấm, chúng ta cần hiểu thế nào là màng khò chống thấm? Màng khò có mấy loại và ưu điểm của loại vật liệu này là gì?
Khái niệm
Màng khò chống thấm hay màng chống thấm khò nhiệt, màng chống thấm khò nóng là màng chống thấm dẻo, được chế xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymer APP chọn lọc.
Màng khò nóng được dùng chống thấm nhà vệ sinh, 2 công trình liền kề, sàn mái, bể bơi, bể nước ngầm…. Hay dùng trong thi công màng khò chống thấm ngược hố thang máy.
Phân loại
Màng khò chống thấm có rất nhiều loại, dưới đây là các loại màng khò chống thấm phổ biến:
- Màng khò nóng Bitumax
- Màng khò nóng Bitunil
- Màng khò nóng Bitumode
- Màng khò nóng AquaStoper
- Màng khò nóng UKS
- Màng khò nóng Conmik
- Màng khò nóng Baumerk
- Màng khò nóng CKA
- Màng khò nóng Compernit
- Màng khò nóng Lemax.
Màng khò nóng có 3 loại mặt cát, mặt đá và mặt trơn
- Mặt cát được sử dụng cho hệ thống tường đứng
- Mặt đá được sử dụng cho hệ thống sàn mái, dùng lộ thiên
- Mặt trơn được ứng dụng hầu hết ở tất cả các vị trí và được ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
Ưu điểm
Nắm được ưu điểm của sản phẩm cũng là một trong những cách góp phần vào việc thi công màng khò chống thấm được hiệu quả.
- Có khả năng chống thấm hiệu quả, ngay cả trong môi trường có áp suất hơi nước cao
- Độ đàn hồi cao, khả năng chịu tải cực lớn
- Chịu mỏi, cường độ chịu đâm thủng tốt
- Khả năng chịu xé và kéo giãn tốt
- Thích ứng tuyệt vời trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ
- Mặc dùng thi công bằng đèn khò nhưng sau khi thi công, vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt
- Không bị ảnh hưởng bởi tia UV, do vậy có thể dùng chống thấm lộ thiên
- Tuổi thọ kéo dài hàng chục năm khi chọn sản phẩm chính hãng và thi công đúng cách.
Các bước thi công màng chống thấm bitum khò nóng
Nguyên lý thi công phương pháp chống thấm này là làm sạch bề mặt, quét lớp chống thấm và khò để nhựa bitum tan chảy rồi dán vào bề mặt sàn sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công màng khò chống thấm
- Cần đảm bảo bề mặt sạch sẽ, loại bỏ cát, bụi, đá, dầu mỡ, các lớp vảy bê tông… bằng chổi, cọ hoặc máy thổi cầm tay
- Đảm bảo bề mặt chống thấm cần tương đối bằng phẳng, đục bỏ phần thừa và trám vá lại phần lõm
- Phơi khô bề mặt bê tông bằng tự nhiên hoặc dụng cụ thổi nếu cần thiết
Bước 2: Đo và cắt màng khò
Sau khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt, tiến hành đo bề mặt kết cấu, đo cắt và trải màng chống thấm lên bề mặt. Chú ý:
- Đảm bảo cắt các mép nồi cần chống lấn lên nhau từ 50-60mm
- Tại các chân tường xung quanh khu vực chống thấm cần cắt dán màng lên cao khoảng 200-250mm
- Các khu vực xung yếu cần thêm các miếng màng gia cố.
Bước 3: Sơn lót bề mặt trong thi công màng khò chống thấm
- Thực hiện quét sơn lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng với mục đích tăng cường độ bám dính cho tấm màng trước khi dán
- Quá trình sơn lót nên tiến hành sau khi đo cắt để quá trình đo cắt được thuận lợi lại không bị ảnh hưởng bởi lớp sơn lót.
Bước 4: Khò màng chống thấm lên bề mặt thi công
Dùng đèn khò, khò phần dưới tấm màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm. Công đoạn này yêu cầu người thợ phải thật kinh nghiệm để tránh trường hợp khò quá nhiệt dẫn đến màng bị nóng chảy và thủng rách.
- Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm, kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Đảm bảo bề mặt khò của màng phải úp xuống dưới
- Tiếp đến là dùng đèn khò, khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng cần chống thấm để chất bitum tan chảy, dính vào bề mặt kết cấu đã vệ sinh
- Thực hiện thi công từ vị trí thấp về hướng cao dần (nếu bề mặt dốc).
Quá trình thi công màng khò chống thấm cần sử dụng lực cơ học, ép phần màng đã khò dán để tạo bề mặt phẳng, tránh hiện tượng nhốt bọt khí
Điều chỉnh lửa đèn khò phù hợp, tránh dùng lửa quá lớn và trong thời gian dài ở khu vực gần đường ống, đường điện, hộp kỹ thuật…
Bước 5: Chồng mép, hàn kín, gia cường tấm màng
- Tại vị trí chồng lần, dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng sau đó dùng bay thi công miết mạng để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu như khe co giãn, góc tường, cổ ống cần hàn gia cố thêm nhiều lớp màng. Thao tác này cần chú ý cẩn thận vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bám dính và tuổi thọ của công trình.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu
- Sau khi thi công xong cần kiểm tra bằng cách quay phần chống thấm lại. Bơm bước vào trong 24h để đảm bảo khu vực thi công không còn bị thấm nữa.
- Sau khi đảm bảo việc thi công chống thấm đã xong, lập tức làm lớp phủ bảo vệ để tránh bị rách, hỏng màng khi di chuyển, đặt vật liệu, thiết bị lên…
- Bàn giao công trình cho chủ đầu tư san khi hoàn thiện thi công màng khò chống thấm.